Nếu trình duyệt không tự động chuyển sang website mới, bạn hãy nhấn vào liên kết sau cách vào 12bet

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Bóng đá Anh không nên dùng “hàng” Anh



Các tân binh là gia vị không thể thiếu của mùa bóng mới, và những gì các tân binh ở Premier League mùa này đang thể hiện cho thấy rằng các “món ăn” đặc trưng ở giải đấu này đã hoàn toàn thay đổi khi họ góp mặt. Hãy xem những thay đổi ấy là gì.

Ngã cũng là một nghệ thuật. Các cầu thủ Anh từ trước đến giờ vốn bị coi là ngờ nghệch và không biết “dụ dỗ” đối phương sai lầm, mà ngã đế kiếm penalty thì lại là đỉnh cao của nghệ thuật khai thác sai lầm. Manchester United có thể “tự hào” vì sở hữu Ashley Young, một cầu thủ Anh hiếm hoi thường xuyên ăn vạ để kiếm phạt đền, nhưng đó lại là một hành vi đi ngược lại tôn chỉ chơi bóng theo phong cách “hiệp sĩ” của người Anh. Vả lại, độ diễn xuất của Young vẫn còn chưa sâu và hình ảnh của anh thường được đem ra gán ghép với một thợ lặn, hơn là một quái kiệt thật sự khiến đối phương phải sai lầm bởi sự tinh quái.


Ashley Young- Ảnh Getty

Giải pháp cho họ là Eden Hazard. Cầu thủ người Bỉ đã kiếm được hai quả penalty cho Chelsea mùa này, và trong năm qua, anh đã buộc đối phương phải chịu đến 9 quả phạt đền, nhiều nhất trong số các cầu thủ chơi ở 5 giải vô địch hàng đầu châu Âu. Hazard đi bóng đẹp, ngã cũng đẹp, thừa nhanh nhẹn đế buộc đối phương phải sơ suất và phần lớn những tình huống bị thổi còi vì Hazard, đối phương chỉ còn biết tự trách mình. Quan trọng hơn, Hazard không chỉ biết ngã.

Tự làm mới mình để tận dụng… đồ cũ. Robin van Persie đã phải chịu rất nhiều sức ép khi chuyển đến Manchester United, sau một mùa bóng thành công cực điểm ở Arsenal, và điểm mạnh yếu của anh không thật sự là một bí ẩn với các đội ở Premier League nữa. Nhưng sự hòa nhập nhanh chóng của anh ở M.U, với độ mẫn cảm tương tự tại Arsenal, và cách mà Arsenal khỏa lấp thành công vị trí mà van Persie bỏ lại cho thấy tính thích ứng tốt của bóng đá Anh hiện đại.

Đẳng cấp của tiền đạo người Hà Lan là một yếu tố quan trọng, nhưng việc tận dụng anh một cách nhanh chóng đến thế cho thấy rằng M.U đã thay đổi linh hoạt thế nào hệ thống thi đấu của họ, cho dù đội áo đỏ vốn vận hành lối chơi hoàn toàn khác Arsenal. Và việc Arsenal phát huy nhanh chóng được khả năng của các tân binh với quốc tịch khác nhau, như Cazorla và Podolski, những người mà trên lý thuyết sẽ mất khá nhiều thời gian để hòa nhập với lối chơi tốc độ thuần túy của bóng đá Anh, để thay thế một hệ thống trước đó chỉ phục vụ riêng van Persie cho thấy rằng chính các đội bóng đã ý thức rõ ràng hơn về việc tự điều chỉnh để giúp các tân binh hòa nhập.

Đa dạng hóa Premier League. Trong những năm đầu của kỷ nguyên Premier League, mẫu cầu thủ phổ biến của bóng đá Anh chỉ là những cầu thủ chạy cánh và những tiền đạo to khỏe. Đến những năm cuối thập niên 90 thế kỷ trước và giai đoạn đầu thế kỷ mới, các tiền vệ trung tâm, bao gồm những người giữ nhịp, bắt đầu được “phát hiện”, đồng thời với sự xuất hiện của những trung phong kỹ thuật và lắt léo. Vài năm trở lại đây, thì sự Latin hóa của Premier League kéo theo sự đổ bộ của những cầu thủ kết hợp hoàn hảo kỹ thuật và nhãn quan chiến thuật, cũng như cảm hứng sáng tạo.

Họ mang phẩm chất của những số 10 cổ điển. Như David Silva của Manchester City, Juan Mata của Chelsea. Và mùa bóng này, Santi Cazorla của Arsenal và Eden Hazard của Chelsea là những ứng cử viên mới cho vai trò người dẫn dắt hàng công.

Người Anh không hợp làm… tân binh. Trong số những tân binh hòa nhập tốt của bóng đá Anh vài mùa gần đây, bao gồm cả mùa giải này, người Anh không xuất hiện. Liverpool chính là nạn nhân tiêu biểu nhất của chính sách mua ồ ạt cầu thủ Anh, với hàng loạt những hợp đồng thất bại như Andy Carroll, Charlie Adam, Jordan Herdenson, Stewart Downing .v.v thậm chí là toàn mua với giá cắt cổ. Trong khi đó, Swansea đã “vớ bở” mùa này nhờ hợp đồng trị giá… 2 triệu bảng với Michu, một tiền đạo đến từ giải hạng Hai của TBN.

Các cầu thủ Anh thường bị đội giá và thổi phồng vượt quá giá trị của họ, với chất lượng không tương xứng với sự thổi phồng ấy và sự thích ứng thua xa các CLB của họ. Vì thế, lời khuyên chung cho các đội Premier League: Đừng có mua “hàng” Anh!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét